Áo dài cưới xưa trong lịch sử Việt Nam

Áo dài cưới xưa là điều người phụ nữ Việt Nam luôn luôn tự hào và trân trọng. Chẳng những vậy, áo dài cưới luôn là món đồ không thể thiếu của cô dâu trong ngày vui. Một loại trang phục hội tụ đủ những yếu tố về sự dịu dàng nhưng không kém phần quyến rũ.

1. Sơ lược lịch sử áo dài Việt Nam

Tương truyền, những trang phục có kết cấu như áo dài đã có tại nước ta từ giai đoạn Hai Bà Trưng. Nhưng vẫn chưa có căn cứ chắc chắn kết luận áo dài xuất hiện từ đâu. Áo dài ngày nay đã trải qua nhiều biến đổi lớn trong suốt chiều dài lịch sử.

Áo dài giao lãnh

[caption id="attachment_2471" align="aligncenter" width="400"]Áo dài giao lãnh Áo dài giao lãnh[/caption]

Theo nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử của áo dài Việt Nam, áo dài lãnh là một trong những kiểu áo dài đầu tiên và tạo nền tảng cho những kiểu áo dài được phát triển sau này.

Áo dài lãnh cũng được đánh giá về kiểu dáng mang đậm nét sơ khai nhất, còn có tên gọi khác là áo đối lĩnh. Áo dài lãnh thường được may với kích thước tương đối rộng cùng với phần hai bên hông được xẻ tạo tà. Cổ tay của áo cũng khá rộng kết hợp với phần thân dài đến chạm gót.

Thân áo dài lãnh thường được thợ may với 4 tấm vải khi mặc sẽ kèm theo dây thắt lưng có màu. Áo dài lãnh thường được đánh giá là kiểu áo có phần cổ chéo khá tương đồng với áo dài tứ thân.

Áo dài tứ thân (thời chúa Nguyễn Phúc Khoát)

[caption id="attachment_2470" align="aligncenter" width="400"]Áo dài tứ thân Áo dài tứ thân[/caption]

Áo dài tứ thân xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 17 với ưu điểm là sẽ giúp phụ nữ cảm thấy tiện lợi hơn khi tham gia những công việc lao động đồng áng.

Áo dài tứ thân hình thành trên sự phát triển của áo dài lãnh. Tuy nhiên, 2 tà trước của áo dài tứ thân rời nhau để có thể buộc gọn vào nhau khi làm việc. Phần 2 tà phía sau được may liền tạo thành vạt áo tạo sự duyên dáng, thướt tha. Áo dài tứ thân thường có màu khá tối mang đậm chất mộc mạc và giản dị.

Áo dài ngũ thân (thời nhà Nguyễn)

[caption id="attachment_2466" align="aligncenter" width="400"]Áo dài ngũ thân Áo dài ngũ thân[/caption]

Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ 20.

Áo dài Lemur (đầu thế kỷ 20)

[caption id="attachment_2467" align="aligncenter" width="400"]Nữ sinh mặc áo dài Lemur Nữ sinh mặc áo dài Lemur[/caption]

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. Nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối trong áo dài cưới xưa.

Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai.

Áo dài Lê Phổ (những năm 40)

[caption id="attachment_2474" align="aligncenter" width="400"]Áo dài Lê Phố Áo dài Lê Phố[/caption]

Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể.

Kiểu áo dài Việt Nam xưa này mặc với quần ống loe màu trắng, được phụ nữ Việt rất ưa thích suốt thời gian dài. Từ đây, áo dài Việt đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó.  Và trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.

Áo dài cưới xưa Raglan (những năm 60)

[caption id="attachment_2464" align="aligncenter" width="400"]Áo dài Raglan Áo dài Raglan[/caption]

Những năm 60, nhà may Dung tại Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay Raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết vấn đề khi may áo dài là nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông.

Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo. Khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ. Tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.

Áo dài "bà Nhu" Trần Lệ Xuân

[caption id="attachment_2465" align="aligncenter" width="400"]Áo dài bà Nhu Áo dài bà Nhu[/caption]

Kiểu áo dài này còn có tên gọi khác là “áo dài bà Nhu” ra đời vào năm 1968. Kiểu áo dài này đã cùng theo chân bà Trần Lệ Xuân và được rất nhiều quốc gia khác biết đến… Áo dài Trần Lệ Xuân với thiết kế bỏ đi phần cổ áo, sau này kiểu dáng cổ này được gọi là cổ thuyền.

Thời gian đầu, áo Trần Lệ Xuân gặp sự phản đối vì cho rằng đi ngược thuần phong mỹ tục. Nhưng dần dần, áo dài Trần Lệ Xuân đã chinh phục công chúng ở nét tinh tế nhưng lại vô cùng thoải mái.

Áo dài Miniraglan (áo dài chít eo mini)

[caption id="attachment_2473" align="aligncenter" width="650"]Áo dài Miniraglan Áo dài Miniraglan[/caption]

Những năm đầu 70, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực.

Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản gốc này, áo ngắn tay ranglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.

Áo dài truyền thống từ 1970 đến nay

[caption id="attachment_2417" align="aligncenter" width="400"]Áo dài đỏ AD D16 Áo dài đỏ AD D16[/caption]

Cùng với sự phát triển hiện đại và nhu cầu làm đẹp có nhiều thay đổi. Ngày nay, những tà áo dài truyền thống vẫn giữ được nét đẹp của mình. Nhưng được nhiều nhà thiết kế sáng tạo với những biến tấu và cách điệu ở các phần như cổ áo, độ dài của tà áo, tay áo… Tất cả mang đến màu sắc hiện đại pha lẫn với nét truyền thống.

Ngoài những biến tấu về kiểu dáng sao cho phù hợp với “hơi thở” và nhịp sống hiện đại. Những mẫu áo dài hiện nay cũng được kết hoa, gắn đá, kết hạt cườm…sao cho thật nổi bật.

2. Phong cách trong áo dài cưới nam nữ xưa

Kín đáo

[caption id="attachment_2476" align="aligncenter" width="640"]Áo dài cưới xưa Áo dài cưới xưa[/caption]

Trong ngày cưới cô dâu mặc áo dài cưới xưa luôn chú trọng đến vẻ kín đáo. Kết hợp với chiếc khăn voan đội đầu có màu trắng hoặc đỏ. Chú rể ngày xưa thường mặc vest chỉnh chu hoặc áo sơ mi có cài hoa ở phần trước ngực.

Ông bà ngày xưa quan niệm cái đẹp ở sự duyên dáng và kín đáo nên trang phục của cô dâu phải đảm bảo sự kín đáo và tinh tế. Các chất liệu voan, ren,… cũng rất hạn chế sử dụng như thời hiện đại. Chủ yếu người ta thường ưa chuộng những loại vải có độ dày và thiết kế kín đáo.

Giản đơn

[caption id="attachment_2475" align="aligncenter" width="640"]Áo cưới xưa không cầu kỳ, đơn giản Áo cưới xưa không cầu kỳ, đơn giản[/caption]

Áo dài cưới xưa cũng nổi bật ở sự giản đơn về kiểu dáng và màu sắc và chất liệu khá đơn giản. Công nghệ và kĩ thuật thời xưa chưa phát triển cao như hiện nay. Nên những chiếc áo dài ngày xưa thường được may một cách rất đơn giản, không đính hạt, không kết hoa, gắn đá nhiều màu lấp lánh.

Bên cạnh đó, điều kiện giao thông, địa hình ngày xưa không hiện đại như bây giờ. Cô dâu chú rể đến được nhà nhau phải đi qua những đoạn đường khá dài và vất vả nên những bộ trang phục áo dài cưới thường được lựa chọn một cách đơn giản và tiện lợi.

Không có nhiều lựa chọn

[caption id="attachment_2477" align="aligncenter" width="640"]Hình ảnh rước dâu trong đám cưới xưa Hình ảnh rước dâu trong đám cưới xưa[/caption]

Áo dài cưới xưa của nam nữ cũng không có nhiều kiểu dáng và cách tân như hiện tại nên người mặc không có nhiều lựa chọn. Màu sắc chủ đạo của những chiếc áo cưới ngày xưa là màu đỏ hoặc trắng nên các kiểu áo dài cưới vì vậy mà không đa dạng với các màu sắc hiện đại như bây giờ.

3. 5 mẫu áo dựa theo áo dài cưới xưa

Áo dài cưới long phụng

[caption id="attachment_1248" align="aligncenter" width="400"]Áo dài Trắng AD T46 Áo dài Trắng AD T46[/caption]

Với họa tiết hoa phụ được in trên áo dài của cô dâu và họa tiết rồng trên nền áo dài của chú rể tạo nên sự hòa hợp mang hơi hướng cổ điển. Cô dâu và chú rể đều mặc áo cưới màu trắng toát lên vẻ sang trọng và thanh lịch. Ngoài ra, trang phục cưới của cô dâu còn đi kèm với mấn đội đầu có thiết kế truyền thống với phần bản to cùng vòng cổ tạo nên sự trang trọng trong ngày cưới.

Áo dài cưới thêu hoa

[caption id="attachment_2480" align="aligncenter" width="400"]Áo dài Trắng AD H09 Áo dài hồng AD H09[/caption]

Với sắc đỏ vô cùng rực rỡ, chiếc áo dài cưới với hai phần. Tà dưới có chiều dài cách tà trên khoảng gần 1 gang tay đi tạo sự thướt tha, dịu dàng cho cô dâu trong từng bước đi. Ngoài ra, điểm đặc biệt nữa là mẫu áo dài này được thêu tay phần ngực và dọc theo chiều dài của tà áo những đóa hoa rực rỡ. Giúp tạo điểm nhấn tuyệt vời cho bộ trang phục thêm phần bắt mắt.

Áo dài cưới kết hoa

[caption id="attachment_2510" align="aligncenter" width="400"]Áo dài hồng AD H08 Áo dài hồng AD H08[/caption]

Mẫu áo dài cưới với phần cổ trụ truyền thống được kết hoa tạo nên sự duyên dáng. Bên cạnh đó, áo dài có màu hồng cánh sen thể hiện sự dịu dàng, trang nhã nhưng cũng thật rạng rỡ cho cô dâu. Đặc biệt là khi được kết hợp với mấn đội cùng màu.

Áo dài đính cườm

[caption id="attachment_2482" align="aligncenter" width="400"]Áo dài hồng AD H10 Áo dài hồng AD H10[/caption]

Những bông hoa được kết dày đặt ở một bên ngực áo. Chiếc áo dài cưới với cổ trụ truyền thống này còn được đính những hạt cờm đầy màu sắc. Ngoài ra, áo dài có màu đỏ có tà 2 lớp còn đi kèm với quần trắng làm nổi bật thêm sự rạng rỡ của bộ trang phục này khi được mặc trong ngày cưới.

Áo dài cưới phối ren

[caption id="attachment_1184" align="aligncenter" width="400"]Áo dài trắng AD T15 Áo dài trắng AD T15[/caption]

Chiếc áo dài cưới với kiểu dáng cổ điển này được đi kèm mấn đội đầu truyền thống. Phần tà trước của áo dài ngắn hơn tà phía sau, giúp cô dâu có thể di chuyển một cách thuận tiện hơn mà không làm mất đi sự dịu dàng, nữ tính.

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, những chiếc áo dài cưới xưa nay đã xuất hiện với một diện mạo xinh xắn và hiện đại hơn. Tuy nhiên, ngày hôm nay, vẫn có thể cảm nhận được sự tiếp nối nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt bao đời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 mẫu áo dài thiết kế độc bản năm 2019

Chọn áo dài cưới che bụng bầu hiệu quả cho cô dâu